Học bổng Du học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phân biệt công ty Product và Outsource

Go down

Phân biệt công ty Product và Outsource Empty Phân biệt công ty Product và Outsource

Bài gửi  hanhnguyenee Wed Nov 29, 2023 11:36 am

Outsourcing không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí mà còn mang lại những lợi ích đặc biệt trong lĩnh vực marketing. Bài viết sẽ đi sâu vào những lợi ích này, giúp bạn nhận ra tại sao nhiều doanh nghiệp chọn lựa chiến lược này.

Phân biệt công ty Product và Outsource Outsource-02

Outsource là gì? Ưu nhược điểm của outsource

Do inhouse vẫn tồn tại những bất cập nhất định, nên các doanh nghiệp ngày nay tìm đến các giải pháp mới để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh như sử dụng dịch vụ Outsource.

[b

]Outsource là gì?

[/b]Outsource hay Outsourcing đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Đây là thuật ngữ được nhắc tới để mô tả dịch vụ thuê ngoài hoạt động kinh doanh của một tổ chức/doanh nghiệp. GoSELL nhận thấy hiện nay, ngành IT, du lịch khách sạn, dịch vụ CSKH,… là những ngành thường xuyên sử dụng dịch vụ Outsourcing nhất.

Lợi ích khi sử dụng giải pháp Outsourcing

Tiết kiệm chi phí đầu tư: Doanh nghiệp cắt giảm cơ cấu nhân sự, tiết kiệm được các chi phí lương, phụ cấp, đào tạo, tuyển dụng…. cùng nhiều chế độ khác cho nhân viên chính thức
Đảm bảo năng suất và hiệu quả cao: Các đơn vị cung cấp dịch vụ outsource luôn chú trọng mang đến chất lượng nhân sự ổn định nhất. Đội ngũ nhân viên do các tổ chức này mang đến đã được đào tạo bài bản, qua các lớp nghiệp vụ chuyên sâu và nâng cao nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng tốt nhất. Do đó tốc độ xử lý công việc tốt và luôn đảm bảo tính chính xác cao
Tập trung nguồn lực vào sản phẩm cốt lõi: Thay vì tốn kém chi phí đầu tư cho các hoạt động bên lề, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ outsource để dành được nhiều thời gian và nguồn lực tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhằm tối ưu hóa các giá trị bền vững và bứt phá doanh thu.
Một số nhược điểm có thể gặp phải khi dùng dịch vụ Outsourcing.

Outsource mang tới doanh nghiệp những giá trị to lớn, song vẫn tồn tại một số nhược điểm


Khó kiểm soát chất lượng dịch vụ: Đây là bài toán khó và thường gặp nếu đơn vị không chọn đúng nhà cung cấp dịch vụ Outsource có năng lực chuyên môn cao, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng, khiến khách hàng không hài lòng.
Ngoài ra, nếu trong suốt quá trình thuê dịch vụ outsource, bạn không có cơ chế quản lý phù hợp để thống nhất quy trình phối hợp giữa bộ phận In-house và bộ phận thuê ngoài, sẽ có khả năng dẫn đến tình trạng mất đoàn kết nội bộ, nhân viên được thuê không phối hợp ăn khớp với hoạt động của nhân sự vận hành nội bộ… hoạt động kinh doanh sẽ có nguy cơ bị trì trệ.
>>>Xem thêm; Top 10 công ty cung cấp dịch vụ digital marketing hàng đầu tại Việt Nam

Những yếu tố giúp outsourcing thành công


Trước đây, nhiều doanh nghiệp lựa chọn outsourcing chỉ vì muốn cắt giảm chi phí sản xuất, vận hành. Tuy nhiên nhà quản lý ngày nay đã có tầm nhìn chiến lược rộng mở hơn, họ hướng đến việc sử dụng nguồn lực ngoài để nâng cao lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế trên thị trường. Và để thực hiện việc outsourcing thành công thì doanh nghiệp cần lưu ý đến các yếu tố sau:
- Xác định rõ mục tiêu chiến lược: doanh nghiệp trước khi thuê ngoài cần xác định rõ mục tiêu, kết quả hướng đến của chiến lược. Dựa vào mục tiêu đó, nhà quản lý có cơ sở để phân bổ nguồn lực và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết, bao gồm cả việc lựa chọn outsource hay không.

- Mở rộng mối quan hệ với các bên liên quan: mở rộng mối quan hệ sẽ giúp nhà quản lý thu thập được nhiều đánh giá khách quan về các công ty outsource để lựa chọn đơn vị tốt nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nếu đã có mối quan hệ tốt với các công ty outsource thì việc hợp tác giữa hai bên trở nên dễ dàng hơn.

- Hỗ trợ đơn vị outsource: tuy doanh nghiệp thuê đơn vị ngoài để thực hiện nhiệm vụ nhưng cũng cần có sự hỗ trợ khi cần thiết. Doanh nghiệp phải chia sẻ cụ thể mục tiêu, chiến lược, giúp đơn vị outsource hiểu rõ về hướng đi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên hỗ trợ thêm một vài nhân lực nếu cần thiết giúp cho công việc chung được đảm bảo.

- Thiết lập bản hợp đồng chặt chẽ: một yếu tố cũng rất quan trọng khi outsource đó là thiết lập bản hợp đồng gồm những thỏa thuận, cam kết rõ ràng giữa hai bên. Điều này giúp bên outsource có trách nhiệm hơn khi thực hiện nhiệm vụ và cũng an tâm về quyền lợi mình nhận được sau khi hoàn thành công việc với doanh nghiệp.

Phân biệt công ty Product và Outsource


Điểm phân biệt thứ nhất là về tính chất công việc. Công ty Product tập trung xây dựng, phát triển và quảng bá sản phẩm do chính mình làm ra và thu lợi nhuận về. Vì vậy, họ phải làm từ A đến Z từ lên ý tưởng đến phân phối sản phẩm cho người dùng cuối. Mỗi dự án của công ty product thường kéo dài và gắn liền với công ty. Công ty Outsource là công ty được thuê để thực hiện các công việc cụ thể theo yêu cầu của công ty khách hàng, họ không sở hữu sản phẩm hay hàng hóa đó. Khác với công ty Product thì công ty Outsource có thể thực hiện cùng lúc nhiều dự án và được trả tiền theo từng dự án khi hoàn thành.

Điểm khác biệt thứ hai là về đối tượng khách hàng. Công ty Product hướng đến khách hàng là người dùng cuối (End user). Mục đích của họ là cố gắng hết sức để làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm hữu ích, dễ sử dụng, tiện lợi. Còn công ty Outsource thì hướng đến đối tượng là các công ty cần thuê ngoài để hỗ trợ thực hiện công việc nội bộ. Mục đích của họ là cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo đúng yêu cầu đã nhận trong mức ngân sách cho phép.

Điểm khác biệt cuối cùng là về cách thức làm việc. Tại công ty Product, một người có thể làm nhiều việc khác nhau. Bạn có thể thoải mái sáng tạo những cách thức, phương pháp tốt nhất để tăng trải nghiệm khách hàng nhưng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cho những quyết định đó. Đối với công ty Outsource thì bạn chỉ cần tập trung cho một chuyên môn của bản thân và được làm trong nhiều dự án khác nhau. Dù phải chịu áp lực về thời gian nhưng bạn không phải chịu trách nhiệm cao cho các quyết định và công việc của mình.

Vậy nếu là một Developer thì nên chọn công ty nào để làm việc? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào hướng đi của mỗi người. Tuy nhiên, lưu ý ở đây là nếu bạn muốn thử sức ở nhiều dự án khác nhau, xây dựng chuyên môn vững chắc thì nên chọn công ty Outsource. Còn nếu bạn muốn được nắm rõ quy trình tổng quát từ A đến Z và muốn phát triển phần mềm dành cho người dùng cuối thì nên lựa chọn công ty Product.

Với kiến thức mới, bài viết kết thúc bằng lời khuyên về cách hành động ngay, bắt đầu áp dụng chiến lược outsourcing trong chiến lược marketing của bạn.


hanhnguyenee

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 15/05/2023

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết